Tủ điện công nghiệp là một phần không thể thiếu trong các nhà máy, nhà xưởng, trung tâm dữ liệu và các cơ sở công nghiệp khác. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, các thiết bị cần phải được bảo dưỡng, bảo trì đúng thời hạn nhằm giúp máy móc hoạt động và duy trì ổn định hơn. Để đảm bảo tủ điện hoạt động ổn định và tránh rủi ro nguy hiểm, việc thực hiện quy trình bảo dưỡng định kỳ là cần thiết. Trong bài viết này, Fuco sẽ giúp bạn tìm hiểu về quy trình bảo dưỡng tủ điện công nghiệp, các bước cần thực hiện và lợi ích của việc thực hiện quy trình này.
Thế nào là bảo dưỡng tủ điện công nghiệp?
Bảo trì tủ điện công nghiệp là công việc quan trọng của mỗi kỹ thuật viên. Việc bảo trì hay bảo dưỡng nhằm mục đích chăm sóc, điều chỉnh, sửa chữa hoặc thay thế 1 số chi tiết cấu tạo của tủ điện công nghiệp. Với việc bảo trì thiết bị giúp phục hồi và đảm bảo hoạt động và đạt hiệu suất làm việc đã đề ra.
Nguyên nhân dẫn đến hỏng hóc tủ điện công nghiệp
Sự cố hư hỏng tủ điện công nghiệp có thể bởi các yếu tố như sau:
- Môi trường xung quanh, khói bụi, thời tiết, tác nhân vật lý, hóa học,…. ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến thiết bị.
- Sự cố hỏng hóc tủ điện công nghiệp có thể do thiết kế và thi công lắp đặt không phù hợp.
- Đặc biệt, thiết bị không được vận hành, bảo trì tủ điện công nghiệp không đúng cách là nguyên nhân lớn nhất làm hư hỏng đến thiết bị.
Trong quá trình vận hành tủ điện công nghiệp trong các công xưởng, nhà máy những sự cố thường xuyên gặp nhất như:
- Sự cố mất điện: đôi khi trong quá trình vận hành nguồn điện không ổn định hoặc điện áp quá cao, quá thấp gây ra chập điện.
- Hệ thống tủ điện bị nóng cháy, bị rò điện, các động cơ điện bị kẹt chạy không ổn định,..
- Hệ thống truyền động bị rung sóc quá mức: dẫn tới vòng bi bị hỏng hoặc kết cấu cơ khí bị hỏng,..
- Trạm biến áp quá tải gây sự cố hoặc mất điện lưới.
- Bộ điều khiển, cảm biến bị hỏng và còn rất nhiều sự cố khác.
- Khí cụ điện bị hỏng: khởi động từ, Rơle hoặc do cầu chì.
Quy trình 3 bước bảo dưỡng tủ điện công nghiệp hiệu quả và đúng cách
1. Kiểm tra toàn bộ nguồn điện
Trước khi sửa chữa bảo dưỡng bất kỳ bộ phận nào của tủ điện, kỹ thuật viên cần đảm bảo yếu tố an toàn tính mạng lên hàng đầu. Việc kiểm tra sơ bộ sẽ thực hiện như sau:
- Đầu tiên, kiểm tra toàn bộ hệ thống điện như: dây dẫn, các mạch đầu nối,… Đồng thời kiểm tra ngày sửa chữa, bảo trì gần nhất các lỗi đã gặp.
- Tiến hành kiểm tra điện có bị hở, hỏng bằng mắt thường và bút thử điện.
- Để kiểm tra tủ điện có bị lộ điện hay không bằng cách sử dụng thiết bị đo dòng rò.
- Kiểm tra toàn bộ hệ thống tiếp đất, nối đất,… có đấu nối đảm bảo hay không.
- Nhiều trường hợp, tủ điện công nghiệp gặp sự cố do các thiết bị điện bị oxi hoá, ẩm ướt gây ra nguy cơ rò điện. Vì vậy, bạn cần kiểm tra cách điện của có thiết bị như: biến áp, điện trở nhiệt, động cơ,…
2. Tiến hành hiệu chỉnh, sửa chữa và bảo dưỡng tủ điện công nghiệp
Trong quá trình bảo quản và sửa chữa tủ điện công nghiệp, kỹ thuật viên cần thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Kiểm tra rơ-le điều khiển và bảo vệ
Đầu tiên trong quá trình bảo dưỡng thiết bị cần quan sát thứ tự từ bên ngoài đến cặp chì, vỏ, kính. Với các cặp chì của nhà chế tạo có thể chứng minh hiệu chỉnh của nhà sản xuất ra nó đảm bảo không bị sai lệch khi mở nắp cần chú ý chất lượng của các đệm bảo vệ ngăn bụi vào rơ le tủ điện công nghiệp.
Tiếp đó, tiến hành quan sát bên trong và kiểm tra chất lượng các mối hàn và các vít đã được lắp đặt chặt chưa. Tiếp tục quan sát các momen lò xo và sửa chữa các chỗ vênh của lò xo.
Kiểm tra hoạt động làm việc của các bộ phân hiệu chính trong đồng hồ đo lường. Trong quá trình kiểm tra cần quan sát từng phần tử riêng biệt của rơle và thiết bị tủ điện công nghiệp. Để đo điện trở cách điện các phần dẫn điện so với vỏ, giữa các mạch riêng biệt bằng megomet kế. Cuối cùng là giai đoạn hiệu chỉnh: Cần điều chỉnh rơle đảm bảo điều kiện chuyển mạch của các tiếp điểm của thiết bị. Điều kiện làm việc đúng nhất là: Rơle sẽ tác động khi vào cuộn dây hay điện áp có trị số xác định (rơle, trung gian, thời gian ,dòng điện,…)
Bước 2: Kiểm tra khí cụ điện đặt trong tủ điện công nghiệp hạ áp và làm sạch aptomat
Thông thường các Aptomat hoạt động liên tục trong 1 khoảng thời gian dài. Vì vậy, cần tiến bảo dưỡng bằng những cách sau:
- Kiểm tra, xiết bằng cole (tránh bằng kìm vặn) và làm sạch các bulông của các đường dây dẫn điện đến các sứ.
- Kiểm tra toàn bộ các bộ phận truyền động và áp lực lò xo.
- Làm sạch bảng mạch điều khiển, mạch tín hiệu hay mạch tự động.
- Đồng thời, thử đóng aptomat bằng mạch tự động hoặc nút bấm điều khiển ở một khoảng cách nhất định.
- Với các chi tiết không mang điện, sử dụng giẻ tẩm xăng và giẻ khô làm sạch toàn bộ bụi bẩn và tạp chất khác. Ngoài ra, kỹ thuật viên phải thực hiện các yêu cầu khác như thay thế các bộ phận bị hư hỏng.
- Tiến hành đo, kiểm tra điện trở các cuộn dây duy trì,cuộn dây đóng và mở (nếu có).
Bước 3: Tiến hành thay thế những bộ phận cần thiết
Tiến hành thay thế các bộ phận cần thiết cần thực hiện các việc như:
- Cân bằng giữa các hệ thống pha trong dòng điện 3 pha.
- Tiến hành thay thế các đoạn dây điện kém chất lượng do ảnh hưởng từ côn trùng phá hoại, đầu nối không đúng, bị oxi trong quá trình sử dụng.
- Thay thế và chỉnh sửa lại các thiết bị điện ở từng khu vực
3. Kiểm tra hệ thống điện sau khi tiến hành bảo dưỡng tủ điện công nghiệp
Sau khi hoàn thành sau quá trình bảo dưỡng, sửa chữa kỹ thuật viên có trách nhiệm đặt đồng hồ đo điện kiểm tra điện áp của các pha. Vị trí đặt đồng hồ ở điện áp xoay chiều. Tiến hành đo điện áp của các pha và kiểm tra rơ le. Sau đó, tiến hành xong thì đóng tủ và tích vào bảng bảo dưỡng định kỳ: ghi chú các vấn đề phát hiện và các vị trí thay thế thiết bị. Cuối cùng, Chạy thử tủ điều khiển, khắc phục các lỗi còn vướng mắc.
Trên đây là các bước kiểm tra bảo dưỡng tủ điện công nghiệp. Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ bảo trì hệ thống điện, Vui lòng liên hệ tới Fuco để được nhận tư vấn nhanh nhất:
Công Ty Cổ Phần Bảo Trì Toà Nhà Fuco
- Địa chỉ: OV16.02 KĐT Viglacera Xuân Phương, P.Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Hotline: 0989 832 119
- baotritoanhafuco@gmail.com