Dịch vụ bảo trì hệ thống thang máy
Xã hội ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều các thiết bị hiện đại, tiết kiệm không chỉ thời gian mà còn sức lực cho con người. Một trong số đó không thể không kể đến là thang máy. Cuộc sống đô thị nếu thiếu đi thang máy sẽ vô cùng bất tiện rất khó vận hành trơn tru, ví dụ như tòa chung cư, văn phòng, nhà ở cao tầng…
Theo thống kê của ngành thang máy, chất lượng sử dụng thang máy được quyết định theo tỷ lệ 50:50, trong đó 50% là đến từ chất lượng của thiết bị và sản phẩm còn 50% còn lại là đến từ việc bảo trì, bảo dưỡng sản phẩm. Dưới đây là những lưu ý cực quan trọng không phải ai cũng biết mà Fuco muốn gửi tới cho bạn.
Những lưu ý trong quá trình bảo dưỡng
Ngoài những thông tin về tần suất, chất lượng, quy trình thì bạn cần phải lưu ý một số chi tiết quan trọng trong “nhật ký bảo trì” như sau:
Hướng dẫn vận hành, sử dụng thang
Sau khi kiểm tra, bảo dưỡng, các kỹ thuật viên sẽ tiến hành hướng dẫn người dùng cách vận hành sử dụng thang, nắm bắt các tính năng của thang đồng thời cảnh báo các đầy đủ các vấn đề liên quan đến độ bền, vận hành ổn định.
Bên cạnh đó, các kỹ thuật viên đồng thời cũng hướng dẫn khách hàng những công nghệ mới đối với người dùng sau mỗi lần nâng cấp của nhà sản xuất.
Cảnh báo trước các vấn đề phát sinh, xử lý các vấn đề đó đúng quy trình và thay thế thiết bị đúng tiêu chuẩn
Với những dòng thang máy nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu thì tính đồng bộ của sản phẩm rất cao. Nếu như không được thay thế linh kiện, thiết bị chính hãng thì có thể dẫn đến việc thang hoạt động không ổn định, thiếu an toàn.
Khi sử dụng dịch vụ bảo trì của các công ty uy tín, ngoài việc được đảm bảo về trang thiết bị, bạn còn được cảnh báo trước các vấn đề phát sinh có thể xảy ra trong quá trình vận hành thang như: thang bị rung trong khoảng thời gian đầu vận hành, thang có thể bị khô dầu,… Các kỹ thuật viên sẽ cung cấp cho bạn giải pháp để xử lý các vấn đề này, hướng dẫn bạn thay thế các thiết bị đúng tiêu chuẩn, tránh trường hợp gọi thợ sửa bên ngoài thay thế, đánh tráo các trang thiết bị chưa đạt tiêu chuẩn, không chất lượng.
Trường hợp thang máy phát sinh lỗi thiết bị, người kỹ thuật viên sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá chi tiết các lỗi, hỏng; có quy trình kiểm tra chi tiết và thay thế thiết bị theo đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
Quy trình 5 bước bảo dưỡng thang máy đúng chuẩn
Bước 1: Kiểm tra và vệ sinh buồng thang máy
- Cần phải tiến hành kiểm tra nguồn điện áp và các thiết bị đóng ngắt điện nguồn của máy xem có an toàn hay không.
- Sau đó kiểm tra tới tủ điều khiển xem các thiết bị aptomat, rơ le, quạt có xảy ra bất cứ vấn đề hỏng hóc nào hay không.
- Sử dụng dụng cụ siết chặt các vít kẹp đầu dây điện và các đầu đấu thiết bị điện.
- Kiểm tra vệ sinh một số bộ phận khác như kiểm tra bộ cứu hộ để xem chế độ nạp điện có còn hoạt động tốt không, má phanh bên trái động cơ có bị ăn mòn hay không, mức dầu còn lại và chất lượng dầu trong hộp giảm tốc của thang máy có còn đủ không. Nếu như không đủ cần phải đổ thêm dầu. Còn trong trường hợp lượng dầu bên trong đã kém chất lượng cần thay dầu.
- Kiểm tra lại độ kín khít của các ổ trục, tình trạng hiện tại của thép, puly và bộ hạn chế tốc độ lẫy cơ, công tắc điện tránh gặp các sự cố hỏng hóc.
- Độ ẩm, nhiệt độ, mức độ thông thoáng của buồng thang máy cũng cần được xem xét đạt chuẩn. Phần ổ cắm, công tắc, đèn chiếu sáng cần hoạt động tốt và cửa ra vào, khóa cửa cũng cần chắc chắn, đóng kín.
Bước 2: Kiểm tra lại bộ phận giếng thang và phía trên cabin
Trong bước này một số bộ phận cần kiểm tra như sau:
– Kiểm tra kỹ sự liên kết của công tắc với giá đỡ và giá đỡ tay.
– Kiểm tra bu lông tại chỗ nối ra xem có bị lỏng hay không. Nếu đang bị lỏng cần phải siết chặt lại.
– Kiểm tra phần đầu treo cabin, đầu treo cáp đối trọng và êcu khóa cáp.
– Kiểm tra độ căng của cáp xem có đều không.
– Phần liên kết giữa các bộ phận dừng tầng và gá, gá và ray có đang hoạt động chuẩn xác hay không.
– Kiểm tra lại phần dầu bên trong hộp cabin, hộp ray có còn đủ hay không. Để ý chất lượng dầu xem có bị đóng cặn không. Nếu có cần phải được thay kịp thời.
– Phần guốc trượt trên của cabin và đối trọng cần đảm bảo hoạt động tốt, không có bất cứ hư hỏng gì.
– Kiểm tra đệm cao su có tác dụng chống rung lắc cho cabin. Nếu có hư hỏng cần phải thay thế ngay đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
– Kiểm tra lại phần công tắc hạn chế hành trình trên thang máy.
– Kiểm tra quạt thông gió nằm phía trên nóc cabin, đèn chiếu sáng ở dọc giếng thang. Nếu không hoạt động tốt cũng cần thay thế.
– Cáp treo quả đối trọng và khóa cửa từng tầng cần phải hoạt động tốt đảm bảo an toàn.
– Khe hở của tầng và độ thẳng đứng các cửa tầng, tiếp điện các cửa tầng và cáp điện dọc giếng thang cần phải gọn gàng.
Bước 3: Kiểm tra phần đáy giếng thang và bên dưới cabin
Trong bước này chúng ta tiếp tục kiểm tra tới các chi tiết bộ phận ở dưới đáy giếng thang và dưới cabin.
– Tiến hành kiểm tra xem xét các công tắc hạn chế hành trình bên dưới.
– Kiểm tra lại liên kết của công tắc và giá đỡ, giá đỡ với ray.
– Kiểm tra má phanh trái và cả má phanh phải bên dưới cabin có xảy ra tình trạng mài mòn và có hoạt động tốt hay không.
– Điều chỉnh lại khe hở của má phanh
– Kiểm tra guốc trượt bên dưới của cabin và đối trọng đảm bảo hoạt động tốt nhất.
– Kiểm tra lại chỗ treo, chỗ cố định cáp dẹt.
– Xem lại công tắc và bộ gá công tắc quá tải, đồng thời dùng dụng cụ siết kỹ lại các vít.
– Kiểm tra công tắc và cả bộ căng cáp để hạn chế hành trình, siết các ốc cho chặt đảm bảo an toàn.
– Kiểm tra ổ cắm, đèn, công tắc bên dưới đáy giếng thang.
– Vệ sinh kỹ lại hộp chứa dầu thừa bên dưới giếng thang, đồng thời dọn dẹp lại khu vực đáy giếng thang sao cho luôn sạch sẽ, khô ráo.
Bước 4: Bảo trì bên trong cabin
Ở trong cabin cũng cần phải kiểm tra các bộ phận như đèn chiếu sáng, điện thoại nội bộ, bảng điều khiển hay chuông cứu hộ xem còn hoạt động tốt hay không. Ngoài ra, kiểm tra thêm rãnh hướng dẫn và sensor an toàn của phần cửa cabin.
Bước 5: Bảo trì, bảo dưỡng ở ngoài cửa tầng
Ở bên ngoài cửa tầng cần phải:
– Kiểm tra bảng điều khiển ở từng tầng xem có sáng, có hoạt động tốt không.
– Kiểm tra ray hướng dẫn của từng tầng.
– Kiểm tra khe hở ở cửa tầng và khóa cửa tầng.
– Cuối cùng chạy thử thang máy xem có còn bất kỳ sự cố nào hay không để khắc phục kịp thời.
Thang máy là một sản phẩm cấu tạo bởi nhiều bộ phận, có tần suất sử dụng liên tục nên việc bảo trì, bảo dưỡng định kỳ sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của thang, tăng hiệu quả hoạt động cũng như bảo đảm sự an toàn cho người sử dụng.
Đừng vì tiếc thời gian hoặc thấy thang vẫn hoạt động bình thường mà bỏ qua tầm quan trọng của hoạt động này bạn nhé!
Fuco tự hào là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa thang máy hàng đầu Việt Nam. Với quy trình chuyên nghiệp, báo cáo thi công rõ ràng, đầy đủ hóa đơn chứng từ cho doanh nghiệp cùng chi phí hợp lý, Fuco hân hạnh cung cấp dịch vụ bảo dưỡng trọn gói, sửa chữa định kỳ hệ thống thang máy hộ gia đình, văn phòng, cơ quan, tòa nhà…
Mọi nhu cầu về bảo dưỡng thang máy, quý khách vui lòng liên hệ
Công Ty Cổ Phần Bảo Trì Toà Nhà Fuco
- Địa chỉ: OV16.02 KĐT Viglacera Xuân Phương, P.Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Hotline: 0989 832 119
- baotritoanhafuco@gmail.com