Hệ thống điện nhẹ là một phần quan trọng không thể thiếu trong mỗi ngôi nhà, cơ sở thương mại và văn phòng. Điện năng là nguồn cung cấp sức sống cho các thiết bị điện tử, đèn chiếu sáng và nhiều thiết bị tiện ích khác. Tuy nhiên, để đảm bảo hệ thống điện nhẹ hoạt động ổn định và an toàn, việc thực hiện bảo trì thường xuyên là vô cùng quan trọng. Bài viết dưới đây là toàn bộ những điều cần biết về bảo trì hệ thống điện nhẹ mà Fuco muốn gửi tới các bạn.
Thế nào là hệ thống điện nhẹ?
Trong bất kỳ công trình xây dựng nào, dù có quy mô lớn hay nhỏ đều có 2 phần đó là: Phần xây dựng và phần cơ điện. Hệ thống điện nhẹ là một phần quan trọng trong phần cơ điện.
Hệ thống điện nhẹ bao gồm: hệ thống điện thoại, hệ thống mạng nội bộ, hệ thống thông báo công cộng, hệ thống camera giám sát, hệ thống quản lý bãi đỗ xe,… Tuy chỉ chiếm từ 10 đến 20% toàn bộ công trình nhưng lại mang lợi ích rất nhiều cho người sử dụng cũng như chủ đầu tư công trình. Chính vì thế, bảo dưỡng hệ thống điện nhẹ là yêu cầu cần thiết. Mục đích để duy trì sự hoạt động ổn định của hệ thống này.
Tầm quan trọng của bảo trì hệ thống điện nhẹ
An toàn cho gia đình và nhân viên
An toàn luôn đặt lên hàng đầu trong mọi hoạt động liên quan đến điện năng. Bảo trì hệ thống điện nhẹ giúp phát hiện và khắc phục các vấn đề tiềm ẩn như dây điện hỏng, công tắc lỗi thời, hay hư hỏng và ngăn ngừa các tai nạn đáng tiếc.
Tránh sự cố và hỏng hóc
Bằng cách thực hiện bảo trì định kỳ, bạn có thể phát hiện sớm các vấn đề về điện và giải quyết chúng trước khi chúng trở thành sự cố nghiêm trọng, giúp tránh tình trạng mất điện đột ngột hoặc hư hỏng thiết bị.
Tiết kiệm năng lượng và giảm chi phí
Hệ thống điện nhẹ đang hoạt động 24/7, do đó việc bảo trì định kỳ giúp tối ưu hóa hiệu suất của hệ thống, giảm thiểu tiêu thụ năng lượng không cần thiết và tiết kiệm chi phí điện năng.
Kéo dài tuổi thọ của thiết bị
Việc bảo trì thường xuyên giúp bảo vệ các thiết bị điện nhẹ khỏi hư hỏng và sự mòn do sử dụng thường xuyên, từ đó kéo dài tuổi thọ của chúng.
Tuân thủ quy định và tiêu chuẩn
Các hệ thống điện nhẹ phải tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn an toàn do các cơ quan chính phủ và tổ chức chuyên nghiệp đặt ra. Bảo trì hệ thống định kỳ đảm bảo rằng hệ thống của bạn đáp ứng các tiêu chuẩn này.
Quy trình thực hiện công tác bảo trì điện nhẹ
Với những công việc cụ thể như trên thì quy trình thực hiện công tác bảo trì điện nhẹ cũng phải đảm bảo đầy đủ các bước sau:
Bước 1: Xem xét và kiểm tra các thiết bị trong hệ thống. Từ đó xác định được tình trạng đến thời điểm hiện tại của thiết bị và tìm các nguyên nhân hư hỏng nếu có.
Bước 2: Sau khi tìm được nguyên nhân hỏng hóc và sự cố của thiết bị thì tiến hành công tác bảo trì theo lần lượt các công việc sau:
- Lập kế hoạch cụ thể chi tiết về việc bảo trì điện nhẹ
- Dự toán, dự trù kinh phí sử dụng cho công tác bảo trì và bảo dưỡng, thay thế nếu thiết bị có hỏng hóc.
- Các cấp trên duyệt kế hoạch và tiến hành thực hiện
Bước 3: Sau khi thực hiện xong quá trình bảo trì thì tiến hành nghiệm thu và đánh giá. Tiếp đến, lập báo cáo kết quả để trình lên cấp trên phê duyệt. Cuối cùng, tiến hành lưu giữ tất cả hồ sơ giấy tờ có liên quan đến công tác bảo trì tại văn phòng . Việc lưu trữ giúp bạn có số liệu và tư liệu cho những lần bảo trì tiếp theo.
Các hạng mục trong bảo trì hệ thống điện nhẹ
Bảo trì hệ thống mạng máy tính
Các công việc cần làm khi bảo trì hệ thống mạng máy tính đó là:
- Quy hoạch lại hệ thống cáp, dây mạng, lập hồ sơ đấu nối đến các máy tính. Điều này giúp hệ thống gọn gàng, tạo tính thẩm mỹ. Dễ quản lý và xử lý nhanh chóng khi có sự cố xảy ra.
- Cập nhật phiên bản mới của phần mềm diệt virus và quét virus thường xuyên. Nhằm đảm bảo dữ liệu của công ty được an toàn.
- Tối ưu hóa hệ thống dữ liệu bằng cách xóa các file không cần thiết, file nghi ngờ có virus làm chậm tốc độ xử lý của máy tính.
- Xử lý các vấn đề liên quan đến thư điện tử (email) như không nhận, không gửi được, mất dữ liệu, …
- Kiểm tra, thiết lập lại chế độ in ấn tại văn phòng
- Xử lý các sự cố về hệ điều hành, phần mềm ứng dụng. Để chắc chắn rằng dữ liệu của văn phòng được bảo mật cũng như hoạt động hiệu quả.
Bảo trì hệ thống điện thoại
Đối với bảo trì hệ thống điện thoại thì các công việc cần làm bao gồm:
- Làm gọn lại hệ thống cáp, lập hồ sơ đấu nối để đảm bảo tính thẩm mỹ, gọn gàng và dễ dàng xử lý khi có sự cố.
- Bảo trì, vệ sinh các máy điện thoại định kỳ mỗi tháng một lần
- Chuyển dữ liệu từ tổng đài điện thoại về ổ cứng để lưu trữ dữ liệu. Điều này sẽ giúp bảo mật cũng như phòng dữ liệu không bị mất nếu xảy ra sự cố.
- Xử lý các lỗi của hệ thống cáp điện thoại như đứt cáp, điện thoại không nghe được, xuất cước bị sai.
Bảo trì hệ thống camera quan sát
Bảo trì hệ thống điện nhẹ hạng mục camera quan sát bạn cần chú ý làm các công việc sau:
- Kiểm tra sự xuống cấp của các dây kết nối và thay thế. Sau đó quy hoạch hệ thống dây lại để dễ dàng quản lý và xử lý nhanh khi có sự cố.
- Kiểm tra và vệ sinh đầu ghi hình, các camera định kỳ mỗi tháng một lần.
- Chuyển các dữ liệu hình ảnh từ đầu ghi hình về ổ cứng để lưu trữ. Tránh bị mất khi xảy ra sự cố.
- Kiểm tra chất lượng của âm thanh, hình ảnh ghi được
- Kiểm tra các chức năng hoạt động, thao tác của camera
- Kiểm tra đảm bảo độ sáng của khu vực máy làm việc để có thể ghi lại hình ảnh rõ nét nhất.
- Kiểm tra và cài đặt lại xem hình ảnh qua điện thoại, máy tính.
Bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy
Hệ thống phòng cháy chữa cháy cần được bảo trì các vấn đề sau:
- Kiểm tra và vệ sinh đầu dò khói mỗi tháng một lần
- Cập nhật các thông số kỹ thuật khi có sự thay đổi
- Kiểm tra hệ thống dây kết nối từ tủ điện đến các thiết bị báo cháy.
- Kiểm tra và bảo trì hệ thống báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy. Các điều kiện an toàn cháy nổ để đề xuất phương án.
- Sửa chữa các sai sót, hỏng hóc khi có yêu cầu