Bảo trì thiết bị điện là một quá trình định kỳ và hệ thống nhằm duy trì và nâng cao hiệu suất của thiết bị điện trong các hệ thống công nghiệp, gia đình, hoặc các cơ sở hạ tầng. Việc thực hiện đúng quy trình bảo trì thiết bị điện không chỉ giúp giảm thiểu sự cố và hỏng hóc, mà còn bảo đảm an toàn cho cả người sử dụng và thiết bị. Tại bài viết này, Fuco sẽ cùng bạn tìm hiểu về quy trình bảo trì thiết bị điện và tầm quan trọng của nó.
Các sự cố xảy ra đối với hệ thống điện trong nhà máy, nhà xưởng
Nhà xưởng và nhà máy công nghiệp thường xảy các sự cố như :
- Mất điện: nguồn điện không ổn định, điện áp quá thấp hoặc quá cao, bị chập điện, ..
- Hệ thống điện bị nóng cháy, bị dò điện, động cơ điện bị kẹt chạy không ổn định,..
- Hệ thống truyền động bị rung sóc quá mức: vòng bị bị hỏng, kết cấu cơ khí bị hỏng,..
- Trạm biến áp quá tải gây sự cố, mất điện lưới;
- Bộ điều khiển và cảm biến bị hỏng và còn rất nhiều sự cố khác
- Khí cụ điện bị hỏng: khởi động từ, Rele, cầu chì.
Lợi ích của quy trình bảo trì thiết bị điện
- Nâng cao hiệu suất: Bằng cách thực hiện định kỳ bảo trì, thiết bị điện được kiểm tra, điều chỉnh và làm sạch, từ đó giúp tối ưu hóa hiệu suất hoạt động. Điều này giúp tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu hao hụt điện năng, làm giảm chi phí vận hành.
- Bảo đảm an toàn: Bảo trì thiết bị điện giúp phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn và các điểm yếu trong hệ thống điện. Nhân viên bảo trì có thể thực hiện các biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và tránh nguy cơ xảy ra tai nạn do hỏng hóc thiết bị.
- Đảm bảo tuổi thọ thiết bị: Bằng cách thực hiện định kỳ bảo trì, việc sử dụng và vận hành thiết bị được điều chỉnh và kiểm soát đúng cách. Điều này giúp kéo dài tuổi thọ của thiết bị, tránh tình trạng hỏng hóc đột ngột và tiết kiệm chi phí thay thế.
- Đảm bảo tuân thủ quy định và tiêu chuẩn: Trong môi trường công nghiệp và cơ sở hạ tầng, bảo trì thiết bị điện là một yêu cầu bắt buộc để đảm bảo tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn an toàn. Việc thực hiện quy trình bảo trì chính xác giúp cơ sở hoạt động đáp ứng các tiêu chuẩn này và tránh vi phạm pháp luật.
Các hình thức bảo trì hệ thống cơ điện
Có 2 hình thức bảo trì hệ thống cơ điện mà chúng ta cần quan tâm đó là:
1. Bảo trì phòng ngừa hệ thống cơ điện
Là bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên để phòng ngừa rủi ro và tăng tuổi thọ của các thiết bị.
Đây là hình thức bảo trì quan trọng nhất nhưng lại hay bị chủ nhà, hoặc chủ đầu tư lơ là bỏ qua. Bởi vì nó đòi hỏi thực hiện thường xuyên, liên tục theo định kỳ hàng tháng hay hàng năm. Theo đó, tất cả các hạng mục kỹ thuật như là: Các tủ điện, máy bơm nước, quạt thông gió, điều hòa, hệ báo cháy, chữa cháy… cần được nhân viên kỹ thuật vệ sinh bảo dưỡng định kỳ.
Chuyên viên kỹ thuật xuống công trình kiểm tra hiện trạng hệ thống các thiết bị điện (tủ điện, đèn các loại, công tắc ổ cắm các loại, dây điện…). Kiểm tra các thiết bị nước (máy bơm, bình nóng lạnh, thiết bị vệ sinh…), điều hòa, thông gió. Nhằm phát hiện các lỗi có thể xảy ra để ngăn ngừa sự cố hỏng thiết bị. Không làm gián đoạn hoạt động của công trình.
Các công việc chính của bảo trì phòng ngừa là: Làm sạch, thay dầu, bôi trơn, sửa chữa và thay thế các thiết bị, phụ tùng cũ hỏng nếu có.
Chuyên viên kỹ thuật thực hiện công tác ghi chép hồ sơ tuổi thọ của từng thiết bị để dễ dàng biết được thời điểm thay thế các bộ phận và chẩn đoán chính xác các vấn đề khi nó xảy ra.
2. Bảo trì sửa chữa hệ thống cơ điện
Là việc xử lý các sự cố của hệ thống cơ điện trong công trình.
Khi sự cố xảy ra chuyên viên kỹ thuật sẽ tới hiện trường kiểm tra, phân tích nguyên nhân. Và đánh giá mức độ hư hỏng của thiết bị để lên phương án sửa chữa và khắc phục. Đồng thời thiết lập chương trình bảo dưỡng phòng ngừa định kỳ.
Hình thức bảo trì này nhằm khắc phục nhanh chóng những lỗi phát sinh. Nêu cao tính nhận thức của chủ đầu tư về việc bảo trì kỹ thuật cho công trình, bảo trì hệ thống cơ điện thường xuyên, định kỳ.
Quy trình 5 bước trong bảo trì thiết bị điện
- Lập kế hoạch và lịch trình: Đầu tiên, cần lập kế hoạch và lịch trình cho quy trình bảo trì. Việc này bao gồm xác định các thiết bị cần bảo trì, tần suất thực hiện bảo trì, và danh sách công việc cụ thể cho mỗi loại thiết bị.
- Kiểm tra trước khi thực hiện bảo trì: Trước khi tiến hành bảo trì, cần kiểm tra các điều kiện an toàn và chức năng cơ bản của thiết bị điện. Điều này đảm bảo rằng thiết bị ở trạng thái an toàn để thực hiện bảo trì.
- Thực hiện bảo trì định kỳ: Các nhân viên bảo trì sẽ thực hiện các công việc bảo trì định kỳ như kiểm tra, vệ sinh, bôi trơn, và thay thế linh kiện hỏng hóc (nếu có). Mục tiêu là đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định và hiệu suất cao.
- Ghi nhận thông tin: Trong quá trình bảo trì, nhân viên cần ghi nhận thông tin về các công việc đã thực hiện, các phát hiện tiềm ẩn, và tình trạng tổng quan của thiết bị. Điều này giúp theo dõi quá trình bảo trì và cung cấp dữ liệu để phân tích và cải tiến quy trình trong tương lai.
- Kiểm tra sau khi hoàn thành: Sau khi hoàn thành quy trình bảo trì, cần kiểm tra lại thiết bị để đảm bảo rằng nó hoạt động đúng cách và an toàn.
Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ bảo trì hệ thống điện, Vui lòng liên hệ tới Fuco để được nhận tư vấn nhanh nhất:
Công Ty Cổ Phần Bảo Trì Toà Nhà Fuco
- Địa chỉ: OV16.02 KĐT Viglacera Xuân Phương, P.Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Hotline: 0989 832 119
- baotritoanhafuco@gmail.com